Phân biệt 3 dạng bệnh mề đay thường gặp

Bạn biết đó, ngứa ngoài da do rất nhiều yếu tố có thể gây nên, do đó nhiều người khi bị nổi mẩn đỏ, ngứa da lại chủ quan không chịu điều trị. Có trường hợp bệnh mề đay mẩn ngứa tự khỏi, nhưng cũng có trường hợp bị dị ứng nặng gây hôn mê, suy hô hấp, nghiêm trọng là sốc phản vệ mà chết. Chớ có coi thường, nếu gặp phải những dấu hiệu sau thì nên đi khám điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa càng sớm càng tốt. Chi tiết từng dạng bệnh mề đay nên tham khảo. 

Triệu chứng chung của bệnh nổi mề đay

  • Ngứa da: Bắt đầu bằng hiện tượng ngứa nhiều ( càng gãi càng ngứa).
  • Nổi mẩn đỏ: nổi mẩn đỏ dưới da xuất hiện nhiều chỗ trên cơ thể, da nổi phù thành đám.
  • Dấu hiệu toàn thân: Hiện tượng rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng… ), nhiệt độ cơ thể tăng, người mệt mỏi.
  • Nặng có thể bị tụt huyết áp, suy hô hâp toát mồ hôi lạnh, hôn mê.

=> Các dấu hiệu này thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Để biết chắc rằng những triệu chứng trên là do bệnh nổi mề đay gây ra có thể thực hiện thêm xét nghiệm tìm chất kháng histamin toàn thân cho kết quả dương tính nghĩa bị bệnh.

Cách nhận biết 3 dạng bệnh mề đay thường gặp

Khi bị nổi mề đay mẩn ngứa bạn cần xác định mình đang gặp phải loại nào để kịp thời xử lý. Việc phân loại các dạng bệnh mề đay sẽ giúp điều trị bệnh nổi mề đay nhanh chóng hơn.

  • Dạng nổi mề đay thông thường 

chua-noi-me-daya2

Đây là dạng bệnh mề đay hay gặp nhất, với các biểu hiện bao gồm ngứa nhiều, càng gãi càng ngứa, kèm theo nổi mẩn đỏ dưới da trên khắp cơ thể, da nổi phù thành đám, dễ bị kích ứng ngứa. Có thể kèm theo triệu chứng toàn thân mệt mỏi, tụt huyết áp, hôn mê.

  • Dạng phù mạch (còn gọi là phù Quincke)

chua-noi-me-day-2

Phù mạch là tình trạng cách mao mạch, niêm mạch sưng to, nổi trội như mí mắt, hầu họng, lưỡi, bộ phận sinh dục. Ngoài cảm giác sưng một vùng thì còn kèm theo ngứa nổi mẩn đỏ, nếu vùng niêm mạc lưỡi sưng to sẽ gây tắt thở, suy hô hấp. Không cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

>> Xem thêm bài viết : Nhận dạng bệnh mề đay và phù mạch (phù Quincke)

  • Dạng da vẽ nổi 

chua-noi-me-day-a1

Đối với dạng nổi vẽ hầu hết là mãn tính khó điều trị. Vùng da toàn thân chỉ cần dùng vật nhọn có góc cạnh hoặc móng tay ma sát nhẹ là có thể để lại một vệt hồng, sưng thấy rõ. Dạng bệnh mề đay này có thể đi kèm theo nổi mề đay và cảm giác ngứa khó chịu ngoài da.

>> Đọc thêm : Bệnh mề đay da vẽ nổi có nguy hiểm không?

Đây là 3 dạng bệnh nổi mề đay hay gặp hiện, khi thấy có những biểu hiện như trên thì người bệnh cần xử lí kịp thời bằng cách dùng thuốc phù hợp. Để làm được điều này chúng tôi khuyên người bệnh nên tới gặp các bác sĩ điều trị đúng cách khỏi bệnh nhanh hơn.

Ẩn

Bình luận

Phân biệt 3 dạng bệnh mề đay thường gặp

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Nổi Mề Đay Sẩn Phù, Ngứa Rát Và Cách Xử Lý Từ Căn Nguyên Đến Triệu Chứng

VTV2 Đưa Tin Cách Xử Lý Mề Đay Từ Thuốc Nam Giúp Nhiều Người Lành Bệnh

Thường Xuyên Nổi Mề Đay Vào Buổi Tối Và Cách Xử Lý

Thận Trọng Các Biến Chứng Khó Lường Của Bệnh Mề Đay

Mách bạn 5 cách hỗ trợ điều trị mề đay dân gian

Cách hỗ trợ chữa mề đay bằng lá khế tại nhà

Tư vấn cách hỗ trợ điều trị bệnh mề đay mãn tính

Chế độ ăn uống người bệnh mề đay nên tuân thủ

Tôi Đã Lành Bệnh Mề Đay Nhờ Gặp Được Thầy Giỏi Thuốc Hay

Ẩn