Những dấu hiệu phát tác bệnh dị ứng da cần lưu ý

Dị ứng da là một bệnh xảy ra ở những cơ địa quá mẫn cảm, lúc này hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng lại với các chất gây dị ứng từ môi trường ngoài. Phản ứng tác động kích hoạt các tế bào bạch cầu mast và các kháng thể trong hệ thống miễn dịch sinh ra các chất trung gian histamin. Chất này gây kích ứng da sinh ra một số biểu hiện đặc trưng như: da đỏ, nổi mẩn ngứa, viêm da, kích ứng niêm mạc.v.v… Phản ứng này diễn ra khá nhanh và cần được kiểm soát các dấu hiệu phát tác bệnh dị ứng da một cách tức thời giảm nguy hại tới cơ thể. 

Bệnh dị ứng da phát tác bằng những dấu hiệu nào?

Ngay khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng thì sau vài phút hoặc có khi vài giờ ( tùy vào tác nhân gây bệnh và cơ địa) mà bệnh có thể biểu hiện ra bên ngoài.

♥ Với một số dấu hiệu mà bạn nên lưu ý điển hình như:

viem-da-do-tiep-xuc

        ♦ Ngứa da: Ngứa thường xuất phát tại vùng da tiếp xúc với chất dị ứng hoặc gây biểu hiện ngứa toàn thân. Ngứa không cố định tại một vùng da mà xuất hiện trên nhiều vùng khác nhau trên cơ thể.

         ♦ Da nổi đỏ:  Phản ứng làm lưu lượng máu đẩy về da nhiều hơn nên tại các vùng da phát ban thường bị đỏ ứng hoặc hồng nhạt. Đỏ càng xuất hiện nhiều hơn khi ma sát mạnh vào da.

        ♦ Kích ứng niêm mạch: Vùng niêm mạc mũi có thể bị dị ứng kích ứng gây chảy dịch, hắt xì hơi. Đối với niêm mạc họng bị dị ứng có thể sưng phù gây suy hô hấp.

       ♦ Rối loạn tiêu hóa: Đầy bụng, tiêu chảy, đau bụng, trướng bụng, trào ngược… Các triệu chứng này thường xuất hiện sau 5-8 giờ khi ăn kèm theo các dấu hiệu bên ngoài như trên.

          ♦ Dấu hiệu hiếm gặp: suy hô hấp, tụt huyết áp và có thể sốc phản vệ  dẫn tới tử vong.

* XEM CÁCH XỬ LÝ :  Mẹo xử lý dị ứng da ở mặt tại nhà

Ngăn chặn nguy cơ phát tác bệnh dị ứng da từ sớm

Dị ứng da được xác định chủ yếu là do các tác nhân từ bên ngoài gây kích ứng gây nên. Thế nhưng yếu tố cơ địa, di truyền cũng là tác nhân sâu xa khiến cho dị ứng da có cơ hội phát triển mạnh. Do đó dựa vào những tác nhân gây bệnh dị ứng bạn có thể đưa ra những biện pháp ngăn chặn kịp thời.

  • Đảm bảo chức năng gan ổn định:

Gan đảm nhiệm chức năng chuyển hóa các chất độc ra ngoài cơ thể nên khi gan bị tổn thương chất độc bị giữ lại làm hệ thống miễn dịch suy yếu dễ bị kích ứng phản ứng dị ứng. Cần bổ xung nhiều thực phẩm, trà giải độc, thanh mát cơ thể giup giảm nguy cơ mắc phải bệnh bệnh gan.

  • Tránh tiếp xúc yếu tố gây dị ứng da: 

– Thực phẩm dễ gây dị ứng: Hạn chế ăn các loại thức ăn: Thịt bò, tôm cua, nhộng tằm, các loại hạt, đậu phộng, óc chó, măng tây…

– Không dùng các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

– Khi dùng thuốc tây y cần: Sử dụng thuốc tây y theo hướng dẫn của bác sĩ, ngưng sử dụng nếu thấy sau khi uống thuốc xuất hiện ngứa, nổi mẩn đỏ, sưng phù dưới da.

– Không tiếp xúc với nguồn nước bẩn ô nhiễm, môi trường mất vệ sinh dễ bị nhiễm khuẩn gây kích ứng dị ứng da.

– Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, xà phòng tẩy rửa.

– Sử dụng mỹ phẩm đúng cách, chọn mỹ phẩm an toàn loại bỏ nguy cơ dị ứng.

=> Hãy chú ý hơn tới sức khỏe của mình bằng cách chăm sóc phòng ngừa bệnh hợp lý nhé! 

Ẩn

Bình luận

Những dấu hiệu phát tác bệnh dị ứng da cần lưu ý

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Nổi Mề Đay Sẩn Phù, Ngứa Rát Và Cách Xử Lý Từ Căn Nguyên Đến Triệu Chứng

VTV2 Đưa Tin Cách Xử Lý Mề Đay Từ Thuốc Nam Giúp Nhiều Người Lành Bệnh

Thường Xuyên Nổi Mề Đay Vào Buổi Tối Và Cách Xử Lý

Thận Trọng Các Biến Chứng Khó Lường Của Bệnh Mề Đay

Mách bạn 5 cách hỗ trợ điều trị mề đay dân gian

Cách hỗ trợ chữa mề đay bằng lá khế tại nhà

Tư vấn cách hỗ trợ điều trị bệnh mề đay mãn tính

Chế độ ăn uống người bệnh mề đay nên tuân thủ

Tôi Đã Lành Bệnh Mề Đay Nhờ Gặp Được Thầy Giỏi Thuốc Hay

Ẩn