Bị dị ứng thuốc nên làm gì? Lời khuyên từ BS

Một bộ phận khá lớn hiện nay có thói quen tự ý mua thuốc về điều trị bệnh khi mà không hề có kiến thức chuyên môn về thuốc. Chính điều này làm cho việc dị ứng thuốc đang gia tăng đáng kể. Trao đổi với Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Huê ( công tác tại Khoa Da liễu – Bệnh viện 175 ) được biết tình trạng dị ứng thuốc hiện nay rất nguy hiểm, nghiêm trọng nhất là tình trạng sốc thuốc không cấp cứu kịp thời có thể đột tử. Để biết bị dị ứng thuốc nên làm gì?  người bệnh nên biết rõ một số thông tin sau:

Đối tượng có nguy cơ cao dễ bị dị ứng thuốc

Không phải ai dùng thuốc cũng bị dị ứng và cũng những thuốc dị ứng thuốc không nên nếu bạn nằm trong trường hợp dưới đây thì nên thận trọng hơn trong khi dùng thuốc:

  • Người có tiền sử mắc bệnh dị ứng nổi mề đay, dù tác nhân là gì thì những người có cơ địa nhạy cảm vẫn có nguy cơ mắc bệnh dị ứng thuốc cao hơn người bình thường. Đã từng dị ứng thuốc 1 lần cũng nên cảnh giác tình trạng dị ứng thuốc những lần sau đó.
  • Có người thân cũng huyết thống bị dị ứng thuốc, yếu tố di truyền cũng có thể gây bệnh vì thế nên bạn cũng cần cảnh giác yếu tố này.
  • Dùng thuốc không kê đơn, tiêm thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, liều lượng dùng không hợp lý có thể là tác nhân gây nên tình trạng dị ứng thuốc.

Nhóm thuốc dễ gây ra tình trạng dị ứng thuốc

di-ung-thuoc-tay

Theo BS thì  không phải loại thuốc tây y nào cũng có thể gây dị ứng, các nhóm thuốc vitamin và khoáng chất thường ít khi xảy ra tình trạng dị ứng. Thông qua thống kê thì các thuốc có nguy cơ cao gây nên tình trạng dị ứng cần phòng tránh thường là:

  • Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh như: penicilin, amoxicilin, streptomycin, chlorocid, sulfamid…
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: aspirin, pyramidon, paracetamol, butadion
  • Thuốc an thần, thuốc gây ngủ, gây mê: luminal, gardenal, novocain…
  • Một số thuốc khác như: huốc chữa bệnh phong, lao, sốt rét, đái tháo đường, đau khớp, gút, một số loại thuốc bổ, vitamin, thuốc đông y…

Lời khuyên bác sĩ khi bị dị ứng thuốc nên làm gì?

Trong năm qua, mỗi tháng BV có tới hàng trăm bệnh nhân bị dị ứng thuốc, nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng khá nguy  kịch. Tổn thương do thuốc gây ra khi dị ứng ảnh hưởng từ nội tạng tới da gây ra nhiều biểu hiện nghiêm trọng như ngứa, nổi mẩn đỏ, khó thở, tổn thương gan – thận, nhịp tim rối loạn đập nhanh huyết áp bị ảnh hưởng… Các phản ứng này xảy ra khá nhanh thường là sau 30 phút dùng thuốc.

Ngay sau khi các phản ứng này xuất hiện cần ngừng dùng các thuốc đang dùng và đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt, các bác sĩ có chuyên môn sẽ can thiệp hạn chế tình trạng xảy ra các phản ứng dị ứng nặng khó lường.

Dị ứng thuốc là một phản ứng dị ứng nguy hiểm không nên xem thường vì thế khi bị dị ứng thuốc không nên tự điều trị mà cần tới bệnh viện kiểm tra ngay. Để hạn chế tối đa tình trạng dị ứng thuốc xảy ra tuyệt đối nên dùng thuốc theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ hạn chế cơ địa gặp phải căn bệnh không mong muốn này nhé!

Bình luận

Bị dị ứng thuốc nên làm gì? Lời khuyên từ BS

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Nổi Mề Đay Sẩn Phù, Ngứa Rát Và Cách Xử Lý Từ Căn Nguyên Đến Triệu Chứng

VTV2 Đưa Tin Cách Xử Lý Mề Đay Từ Thuốc Nam Giúp Nhiều Người Lành Bệnh

Thường Xuyên Nổi Mề Đay Vào Buổi Tối Và Cách Xử Lý

Thận Trọng Các Biến Chứng Khó Lường Của Bệnh Mề Đay

Mách bạn 5 cách hỗ trợ điều trị mề đay dân gian

Cách hỗ trợ chữa mề đay bằng lá khế tại nhà

Tư vấn cách hỗ trợ điều trị bệnh mề đay mãn tính

Chế độ ăn uống người bệnh mề đay nên tuân thủ

Tôi Đã Lành Bệnh Mề Đay Nhờ Gặp Được Thầy Giỏi Thuốc Hay

Ẩn