Bị dị ứng thời tiết phải làm sao? Ý kiến chuyên gia

Dị ứng thời tiết thường xuất hiện vào mùa đông lạnh giá, một số ít trường hợp là dị ứng vào thời điểm khác như đổi mùa, mưa gió lạnh hoặc ngồi điều hòa lạnh. Với những người có cơ địa nhạy cảm với thời tiết lạnh thì khi thời tiết thay đổi đột ngột thường trở tay không kịp, hoang mang không biết xử lý ra sao. Theo Bác sĩ da liễu Nguyễn Xuân Sơn cho biết bị dị ứng thời tiết nên tìm cách điều trị đúng cách, đặc biệt cần thận trọng các trường hợp nặng có thể gây sốc phản vệ nguy hiểm tới tính mạng. 

Bác sĩ khuyên gì khi bị dị ứng thời tiết

Cuộc trao đổi cùng bác sĩ Nguyễn Xuân Sơn – Hiện đang công tác tại Bệnh Viện Bạch Mai, Khoa Da liễu để biết cách xử lý khi bị dị ứng thời tiết.  Với nhiều năm trong nghề, Bác sĩ Sơn cũng từng gặp không ít trường hợp bị dị ứng thời tiết nặng, bệnh nhân tới bệnh viện trong tình trạng suy hô hấp nặng. Nghiêm trọng nhất là trường hợp trẻ nhỏ bị dị ứng thời tiết nặng nhưng phụ huynh không biết cách chăm sóc điều trị khiến nhiều trẻ lâm vào trường hợp nguy  hiểm.

Bác sĩ khuyên nên làm gì khi bị dị ứng thời tiết
Bác sĩ khuyên nên làm gì khi bị dị ứng thời tiết

Trường hợp Bé Ngọc Huyền, 4 tuổi ở Hà Nội. ” Gia đình đưa cháu tới bệnh viện trong tình trạng cháu hôn mê bất tỉnh. Sau khi cấp cứu kịp thời cháu vượt qua cơn nguy kích. Tiếp xúc với người thân của bệnh nhân thì được biết cháu đã bị dị ứng thời tiết nhiều lần trước đó, nhưng do trước đây chỉ xuất hiện mẩn ngứa, đỏ da nên không đưa cháu đi viện mà để tự khỏi. Nên khi cháu có biểu hiện dị ứng gây sốc phản vệ khiến gia đình không biết cách sử lý thế nào, dẫn tới tình trạng cháu bị phù mạch, niêm mạc làm cho việc thở khó khăn, nếu cấp cứu chậm có thể bị ngừng thở lâu dẫn tới tử vong. ” 

Như vậy, nếu không biết cách xử lý đúng, người bệnh có thể lâm vào trường hợp nguy hiểm, thậm chí tử vong. Bác sĩ nêu rõ tầm quan trọng trong việc xử lý bước đầu có thể giảm rủi ro tổn thương da,  hoặc tránh nguy cơ bị sốc phản vệ.Nhiệt độ cơ thể chênh lệch lớn so với nhiệt độ môi trường chính là nguyên nhân gây ra phản ứng dị ứng. Thế nên khi có dấu hiệu phản ứng dị ứng xuất hiện như nổi mẩn đỏ ngứa tại vùng da tiếp xúc với không khí hay ngứa toàn thân thì việc trước tiên cần làm là ngăn ngừa phải ứng tiếp tục xảy ra. Có thể ngăn chặn bằng cách:

+) Chăm sóc bước đầu: 

Giữa cơ thể ấm áp, tăng nhiệt độ môi trường ấm trở lại bằng các thiết bị sửa ấm, che chắn vùng da mặt , da tay, chân kiến đáo tránh để da tiếp xúc với không khí lạnh hay tiếp xúc nước lạnh.

+) Dùng thuốc  kháng histamin: 

Thuốc trị dị ứng thời tiết
Thuốc trị dị ứng thời tiết

Một số thuốc kháng  histamin có tác dụng ngăn ngừa phản ứng dị ứng bên trong cơ thể, ngăn các triệu chứng ngứa da, nổi phù da kịp thời. Các thuốc hay dùng như: Cetirizin, clorpheniramin, loratadin, … Dựa theo mức độ từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định dùng các thuốc phù hợp hiệu quả. Tránh lạm dụng tự ý dùng thuốc sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.

+) Tới bệnh viện trong các trường hợp 

  • Dùng thuốc nhưng không thấy hiệu quả, ngứa nổi mẩn đỏ do dị ứng thời tiết vẫn xuất hiện sau nhiều giờ dùng thuốc.
  • Xuất hiện hiện tượng sốc phản vệ, có dấu hiệu suy hô hấp, mệt mỏi, người đuối sức và bị tụt huyết áp. Trong trường hợp này tốt nhất bạn nên tới gặp bác sĩ khám ngay để điều trị khỏi bệnh này một cách hiệu quả.

Trên đây là lời khuyên của bác sĩ khi bị dị ứng thời tiết mà người bệnh cần làm. Trong trường hợp cơ địa bị dị ứng thời tiết thường xuyên thì nên ý thức thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh chủ động hơn.

Cách phòng ngừa bệnh dị ứng thời tiết

Vì dị ứng thời tiết là bệnh xảy ra do cơ địa nên không thể điều trị tận gốc hoàn toàn trong một lần. Khi tiếp xúc với điều kiện thuận lợi thì bệnh dị ứng thời tiết vẫn bùng phát trở lại. Có thể gồm các tác nhân như sau:

  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, tránh để da  tiếp xúc trực tiếp với không khí.
  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, giảm bụi bẩn, nấm mốc gây ô nhiễm không khí dễ gây ra bệnh lý dị ứng.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, rèn luyện thể dục thể thao giúp hệ thống miễn dịch được củng cố tự phòng bệnh.
  • Hãy bổ sung các vitamin và khoáng chất làm ảnh hưởng tới cơ thể. Thường xuyên uống nước ép hoa quả tươi giàu vitamin C tự nhiên củng cố hệ thống miễn dịch khỏe mạnh tự nhiên rất.
  • Tắm  nắng nếu có thể giúp da – cơ – xương khớp săn chắc, giảm rủi ro mắc bệnh.
  • Người bị dị ứng thời tiết có cơ địa nhạy cảm nên cần thận trọng với các món ăn dễ gây dị ứng như: hải sản, bò, côn trùng, măng, nấm…

Dị ứng thời tiết có thể mắc ở bất kì ai và bùng phát bất ngờ vào nhiều thời điểm trong năm. Chính vì thế nên chủ động thay đổi cách sinh hoạt giúp phòng ngừa bệnh xuất hiện. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ việc chăm sóc và điều trị dị ứng thời tiết cho đối tượng này cần đặc biệt quan tâm lưu ý.

-> Tham khảo thêm bài viết liên quan:

Ẩn

Bình luận

Bị dị ứng thời tiết phải làm sao? Ý kiến chuyên gia

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Nổi Mề Đay Sẩn Phù, Ngứa Rát Và Cách Xử Lý Từ Căn Nguyên Đến Triệu Chứng

VTV2 Đưa Tin Cách Xử Lý Mề Đay Từ Thuốc Nam Giúp Nhiều Người Lành Bệnh

Thường xuyên nổi mề đay vào buổi tối và cách xử lý

Thận trọng các biến chứng khó lường của bệnh mề đay

Mách bạn 5 cách hỗ trợ điều trị mề đay dân gian

Cách hỗ trợ chữa mề đay bằng lá khế tại nhà

Tư vấn cách hỗ trợ điều trị bệnh mề đay mãn tính

Chế độ ăn uống người bệnh mề đay nên tuân thủ

Tôi Đã Lành Bệnh Mề Đay Nhờ Gặp Được Thầy Giỏi Thuốc Hay

Ẩn